1.
Lễ Ăn Hỏi (còn được gọi là lễ đính hôn) là sự thông báo
chính thức về việc hứa gả giữa hai họ. Lễ ăn hỏi là một nghi lễ quan trọng
không kém gì lễ cưới của đôi trai gái. Qua thời gian, lễ ăn hỏi mỗi ngày có
thêm chút cách tân hoặc thay đổi về hình thức nhưng nhìn chung, những điểm đặc
trưng trong truyền thống của người Việt vẫn còn giữ được đến ngày nay.
Trong lễ ăn hỏi, nhà trai mang lễ vật tới nhà
gái, nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là đã đồng ý gả con gái cho nhà trai và kể từ
ngày này, đôi trai gái có thể coi là vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới
để công bố với hai họ.
2. Thành phần hai họ
Nhà trai gồm có: Chú rể và những người thân nhất
của chú rể như bố mẹ, ông bà, anh chị em, cô, dì, chú, bác, bạn bè và một số
thanh niên chưa vợ bưng mâm quả (hoặc bê tráp lễ vật). Số người bê tráp là số lẻ,
3, 5, 7, 9 hoặc 11. Theo xu hướng hiện nay tnhì các gia đình thường đi từ 7
tráp tới 9 tráp , hiện nay đồ lễ rất phong phú và đa dạng nên cũng có nhiếu
hình thức lựa chọn .
Nhà gái gồm có: Cô dâu và những người thân nhất
của cô dâu như bố mẹ, ông bà, anh, chị, em, cô, dì, chú bác và một số bạn gái
chưa chồng để đón lễ ăn hỏi, số nữ đón lễ vật của nhà gái tương ứng với số nam
bưng mâm quả của nhà trai.
3. Lễ vật
·
Bánh cốm Nguyên Ninh 11 Hàng Than
·
Sen bắc Ninh Hương
·
Chè tân cương Thái Nguyên
·
Rượu , chè , thuốc lá
·
Hoa quả kết rồng
·
hoa quả kết phượng
·
Xôi gấc ngũ phúc
·
Lợn sữa quay
·
Tất cả đồ lễ sẽ được trang trí
trong các mâm quả, hoặc tráp , bằng giấy đỏ vì màu đỏ thường là màu đặc trưng
cho sự may mắn , hạnh phúc của đôi trai
gái
4. Nghi thức lễ ăn hỏi
Tất cả lễ vật phải được bày vào quả sơn son thếp
vàng (hay mâm đồng đánh bóng, phủ vải đỏ). Dù dùng phương tiện đi lại là: ô tô,
xích lô, xe máy, hay đi bộ thì đoàn ăn hỏi cũng nên dừng lại cách nhà gái khoảng
l00m, sắp xếp đội hình, rồi mới đội lễ vào nhà gái.
Về phía nhà gái, cô dâu phải ngồi trong phòng
cho đến khi nào chú rể vào đón hoặc cha mẹ gọi mới được ra. Nhà gái sẽ nhận lễ
vật từ nhà trai và đặt một một phần lên bàn thờ gia tiên. Gia đình nhà gái sẽ đứng
bên phải bàn thờ, gia đình nhà trai đứng bên trái. Nhà gái lần lượt giới thiệu
các thành viên trong gia đình, sau đó đến lượt nhà trai giới thiệu. Đôi trai
gái ra mắt tổ tiên bằng cách thắp hương lên bàn thờ. Sau đó cô dâu sẽ cầm ấm
trà đi từng bàn để rót nước mời khách.
Kế đến là nghi thức lên đèn. Đôi bạn trẻ sẽ đứng
trước bàn thờ gia tiên theo thứ tự nam tả nữ hữu nhưng chỉ có chú rể tương lai
làm lễ. Làm lễ xong, chú rể xin phép đeo nhẫn đính hôn cho cô dâu. Mẹ chồng
cũng tặng chút quà nhỏ kỷ niệm và đeo nữ trang cho cô dâu. Kế đó mẹ chú rể trao
cho nhà gái tiền dẫn cưới. “Quả” sẽ được chia bớt mỗi thứ một ít cho nhà trai gọi
là “lại quả”. Số còn lại mang chia cho bà con hàng xóm để “biếu trầu” thông báo
lễ ăn hỏi của đôi trai gái. Đặc biệt, cau trong lễ hỏi phải dùng tay xé chứ
không được cắt bằng dao. Khi nhà trai nhận lại tráp để bê về thì phải để ngửa,
không được úp tráp lại.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét